90% số người bị viêm dạ dày có sự hiện diện của vi khuẩn HP.
Tương tự, tỉ lệ này chiếm 75%-85% trong bệnh loét dạ dày - tá tràng; còn biến chứng thủng do loét dạ dày - tá tràng thì sự hiện diện của HP chiếm tới 80% - 95% trường hợp.
Điều tồi tệ cho chúng ta là thường khuẩn HP lây nhiễm trong cả gia đình...đó là lý do rất nhiều trường hợp cả vợ chồng và con cái đều có triệu chứng đau dạ dày.
Bệnh dạ dày không lây nhưng vi khuẩn HP gây ra bệnh dạ dày lại lây từ người này sang người khác. vi khuẩn HP có trong nước bọt, trong mãng cao răng hay trong niêm mạc dạ dày...nên với tập quán ăn chung bát, chung nước chấm... là điều kiện để khuẩn HP phát tán cho người thân của mình.
Những nguy hiểm do khuẩn HP gây ra sau:
- Viêm cấp tính niêm mạc dạ dày : Phần lớn bệnh nhân khi mới nhiễm HP không có triệu chứng, chỉ có một số ít người trong giai đoạn nhiễm cấp tính có biểu hiện lâm sàng như: đầy bụng, buồn nôn, chán ăn.
- Viêm mạn tính niêm mạc dạ dày : Sau giai đoạn viêm cấp có triệu chứng hoặc không có triệu chứng, lâu dài sẽ gây viêm mạn tính.
- Loét dạ dày tá tràng : Loét dạ dày thường gặp ở người trên 40 tuổi, vị trí ổ loét hay gặp ở phía bờ cong nhỏ, đặc biệt là vùng nối giữa thân vị và hang vị. Loét tá tràng hay gặp ở độ tuổi từ 20-50 tuổi, vị trí ổ loét thường gặp tại phần đầu tá tràng hay còn gọi là hành tá tràng. Loét dạ dày tá tràng hay gây biến chứng chảy máu, chảy máu có thể xuất hiện tái phát nhiều lần.
- Ung thư dạ dày : Nhiễm vi khuẩn HP gây ra tình trạng viêm mạn tính tại
niêm mạc dạ dày. Viêm mạn tính lâu ngày làm giảm và mất các tuyến bình thường của dạ dày thay thế vào đó là tổ chức xơ hay còn gọi là viêm teo, niêm mạc bình thường được thay thế bằng biểu mô niêm mạc ruột hay còn gọi là dị sản ruột. Tình trạng viêm teo niêm mạc dạ dày và dị sản ruột gặp khoảng 50% số trường hợp bị nhiễm HP. Chính tình trạng viêm teo mạn tính nặng và dị sản ruột lan tỏa dẫn tới xuất hiện ung thư dạ dày.