ℹ Hiểu sâu về Dạ dày ℹ
ℹ Vì sao thường hay xuất hiện viêm loét Dạ dày ℹ
Dạ dày (còn gọi là bao tử) nó thực hiện hai chức năng chính trong tiêu hoá là:
ℹ Nghiền cơ học thức ăn, thấm dịch vị
ℹ Phân huỷ thức ăn nhờ hệ enzyme tiêu hóa trong dịch vị
Để thực hiện chức năng thứ nhất thì Dạ dày cấu tạo từ cơ trơn, sắp xếp các bó cơ theo nhiều hướng để tăng hiệu quả co bóp.
Dành cho chức năng thứ hai, Dạ dày được bao phủ bởi lớp niêm mạc bao tử và duy trì độ pH phù hợp với hoạt động của những enzyme tiêu hóa.
– Cấu tạo các lớp Dạ dày
Các lớp cơ dọc bên ngoài, cơ vòng ở giữa và lớp cơ chéo bên trong để co bóp. Lớp dưới niêm mạc, lớp niêm mạc, lớp nhày nhiệm vụ bảo vệ bao tử trước sự ăn mòn của acid clohydrid được bơm ra từ dịch vị.
– Cấu tạo vị trí các phần Dạ dày, tá tràng
Phần tâm vị: nối liền với thực quản.
Phần thân vị: có khả năng đàn hồi lớn, giúp tăng sức chứa thức ăn của bao tử. 2 bên phần thân là bờ cong lớn và bờ cong nhỏ. Dưới thân vị là hang vị.
Phần môn vị: nối tá tràng và phần thân qua lỗ môn vị.
Tá tràng nhiệm vụ tiếp nhận ,trung hòa độ acid bằng Nabicarbonat có trong mật và vận chuyển thức ăn từ bao tử qua môn vị để xuống đoạn sau của ống tiêu hóa.
⚠ Nguyên nhân dạ dạy thường hay bị viêm loét ⚠
– Viêm loét Dạ dày, tá tràng thường xảy ra ở các vị trí: hang vị, môn vị, bờ cong nhỏ, 2/3 phần dưới thân vị, hành tá tràng.
– Tại sao viêm loét Dạ dày, tá tràng xảy ra ở những vùng này?
+ Acid dịch vị tiết ra nhiều: HCl là một trong những axit có tính ăn mòn cao, có khả năng hòa tan kẽm và làm chết các tế bào. Cả HCl và pepsin trong dịch vị đều ăn mòn lớp bicarbonat bảo vệ bao tử. Trong đó, hang vị, thân vị là nơi ứ đọng thức ăn lâu trong bao tử làm tăng tiết acid HCl, chịu sự tác động của acid trong dịch vị lâu nhất.
+ Bờ cong nhỏ Dạ dày có nhiều đường gấp khúc, nên các vết tổn thương dễ dàng ẩn náu và lan rộng.
+ Là những khu vực vi khuẩn Helicobacter pylori hay ẩn nấp chúng gây cản trở sự tổng hợp chất nhầy phủ trên niêm mạc Dạ dày, phá hủy lớp chất nhầy đang bảo vệ bao tử.
+ Hành tá tràng là đoạn đầu của tá tràng, thường xuyên tiếp xúc trực tiếp với acid Dạ dày. Viêm loét hành tá tràng xảy ra khi có sự tăng bài tiết acid, vị trấp (phần thức ăn đã được nghiền nát, nhào trộn với dịch vị thành 1 dịch lỏng) thoát xuống tá tràng quá nhanh hoặc nồng độ natri bicarbonat trong tá tràng quá ít.